Hiển thị tất cả 8 kết quả

Sơ Gỗ Nội Thất (Sơn PU)

Sơn Pu mờ 75% 2K Asia Cao Cấp AS9012-75

122,000 

Sơ Gỗ Nội Thất (Sơn PU)

Sơn mờ Pu 2K Asia AS9012 – 50%

119,000 

Sơ Gỗ Nội Thất (Sơn PU)

Sơn lót trong Pu 2K Asia AS9010

92,000 

Sơ Gỗ Nội Thất (Sơn PU)

Sơn cứng thông dụng 2K Asia AS900-C

142,000 

Sơ Gỗ Nội Thất (Sơn PU)

Sơn siêu lót trắng pu Asia AS900 New

91,000 

Sơ Gỗ Nội Thất (Sơn PU)

Sơn lót trắng Asia 2K AS900

82,000 

Sơn Pu đồ gỗ nội thất Sơn Lót 1K 2K

Sơn PU xuất hiện thời gian gần đây và thay thế dần cách đánh bóng vecni cho đồ gỗ lúc trước. Loại sơn mà chúng ta thường hay nghe thấy trong sản xuất đồ gỗ nội thất chính là Sơn PU.

Từ xưa đến nay, đồ dùng nội thất bằng gỗ tự nhiên luôn mang lại vẻ đẹp sang trọng, khiến cho người dùng khó lòng mà bỏ qua được, bởi chúng có một vẻ đẹp được ban tặng rất khó mà thay thế bằng nhân tạo. Tuy nhiên, để mà phát huy hết vẻ đẹp của gỗ, cũng như để bảo vệ bề mặt gỗ được tốt hơn, người ta sẽ dùng một loại sơn hoàn thiện quết lên trên bề mặt thường được gọi là sơn Pu.

1. Sơn gỗ – Sơn PU là gì?

Polyurethane có nghĩa là sơn PU, đây là một loại sơn có khá nhiều công dụng trong đời sống hằng ngày. Sơn PU tồn tại ở 2 dạng chính là dạng cứng và dạng bọt, dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như tủ, giường, bàn, ghế,… Đối với dạng bọt sơn PU dạng bọt dùng để làm nệm mút trong các loại ghế ngồi như ghế ngồi trong xe hơi. Ngoài ra dạng bọt còn được dùng để bảo vệ và vận chuyển các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ.

Tóm lại sơn PU là loại sơn dùng để bảo vệ, đánh bóng, tạo màu cho gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp một cách đẹp và mịn nhất có thể. Sơn PU có 3 loại thành phần chính:

Sơn Pu 2K gỗ công nghiệp
Sơn Pu 2K gỗ công nghiệp

Sơn lót: nhằm làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm của mặt gỗ để màu sơn đẹp hơn khi phun lên sản phẩm.

Công dụng của sơn lót PU

Sơn lót là loại sơn dùng để bảo vệ, đánh bóng, tạo màu cho gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp một cách đẹp và mịn nhất. Loại sơn này có tác dụng làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm giúp bề mặt sơn trở nên sáng đẹp hơn rất nhiều.

Sơn Lót được chế tạo từ nhựa tổng hợp vì thế có độ bền và độ che phủ bề mặt rất tốt. Dòng sơn này được sử dụng cho các loại gỗ trong và ngoài nhà, thích hợp với mọi điều kiện thời tiết.

Sơn lót trắng 2K Asia
Sơn lót trắng 2K Asia

Sơn màu: tùy vào nhu cầu của khách hàng nhưng đa số sơn PU cho gỗ đều có pha màu dù ít hay nhiều để tại độ đẹp cho sản phẩm.

Công dụng của sơn màu Pu

Sơn màu hay còn gợi là sơn phủ trang trí với rất nhiều màu sắc đa dạng. Số lớp sơn phủ màu khuyến nghị trong một hệ thống sơn đạt chuẩn là 2 -3 lớp, tùy từng màu sắc. Màu đậm có thể cần sơn tốt thiểu 3 lớp để đạt màu như mong muốn.

Lớp sơn màu sẽ được tiến hành sau khi lớp sơn lót được hoàn thiện và đạt đủ độ khô bề mặt. Vậy khoảng thời gian chờ khô của lớp sơn lót để thi công sơn phủ màu là bao lâu? Thông thường từ 1 -2 tiếng tùy vào từng loại sơn

Sơn Pu màu 2K Asia
Sơn Pu màu 2K Asia

Sơn bóng: đây là cách pha sơn nhằm tạo độ bóng cho bề mặt cho cả quá trình sơn PU cho gỗ. Sơn bóng gỗ sẽ làm gỗ luôn bóng như mới, không thấm nước và dễ lau chùi hơn.

Công dụng của sơn bóng PU

Sơn PU bóng là một dạng sơn trong suốt, không có màu. Sơn có đầy đủ các loại bóng – mờ (mờ 50%, mờ 70%, mờ 90%, mờ 100%) được dùng để phun sơn pu phủ bề mặt gỗ mà vẫn có thể giữ nguyên màu sắc, vân gỗ và thớ ngỗ tự nhiên. Loại sơn này có thể áp dụng sơn trên bề mặt các sản phẩm nội ngoại thất bằng gỗ, sơn sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp không ngả màu.

2. Sơn gỗ 1 thành phần – Sơn PU 1K

Ưu điểm của sơn 1 thành phần 1K

  • Khả năng bám dính tốt, có độ bền uốn cao.
  • Khả năng chống chịu được mọi loại thời tiết phức tạp, bề mặt sơn có độ cứng nên bảo vệ tốt các chất liệu bên trong.
  • Đặc tính bền màu, không bị ố vàng sau một thời gian dài sử dụng, màu sắc luôn tươi mới.

Nhược điểm của sơn 1K

  • Không kháng được dung môi
  • Không thể kháng trầy bởi sơn có thể bị bong tróc do tác động của ngoại lực.

3. Sơn gỗ nội thất 2 thành phần – Sơn 2K

Sơn Pu 2 thành phần cao cấp 2K Asia
Sơn Pu 2 thành phần cao cấp 2K Asia

Ưu điểm của sơn Pu 2 thành phần (sơn 2K)

  • Sử dụng cho nhiều bề mặt như tre, gỗ, nứa, lớp sơn lót cho kim loại.
  • Đa dạng về chủng loại
  • Dễ lựa chọn và cách sử dụng đơn giản.
  • Độ bền tốt, khả năng chịu lực cao, độ bám dính tốt.

Nhược điểm của sơn 2 thành phần (sơn 2K)

  • Thời gian khô lâu
  • Không có khả năng kháng nước và dung môi khác

4. Quy trình sơn PU trong sản xuất nội thất

Để có được màu sơn PU phù hợp thì việc pha chế sơn hết sức quan trọng. Trước khi tìm hiểu về cách pha chế sơn PU, các bạn cần hiểu về các thành phần trong sơn để có thể pha chế chính xác.

Trong nội dung tìm hiểu về sơn PU, chúng ta đã biết trong sơn PU có 3 thành phần chính đó là:

Sơn lót: làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm để sơn đẹp hơn.

Sơn màu: tạo cho gỗ có màu đẹp, theo ý thích của người dùng

Sơn bóng: tạo độ bóng bề mặt cho cả quá trình sơn PU cho gỗ.

Các bước sơn Pu nội thất gỗ công nghiệp
Các bước sơn Pu nội thất gỗ công nghiệp

Cách pha chế sơn PU

– Pha sơn lót: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng

– Pha sơn màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (gia giảm tinh màu cho phù hợp)

– Pha sơn bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (gia giảm cho phù hợp).

Quy trình sơn Pu trong sản xuất nội thất

Sau khi đã pha chế thành công 3 loại sơn, bạn có thể tiến hành sơn PU lên đồ gỗ với các bước sau:

Quy trình sơn PU đồ gỗ nội thất
Quy trình sơn PU đồ gỗ nội thất

Bước 1: Trà nhám và xử lý bề mặt: Sau khi chà nhám đạt yêu cầu bằng giấy nhám P240, tùy theo mẫu màu sơn yêu cầu để nguyên thớ gỗ hay sơn bóng mà quyết định bả bột hay không bả bột.

Việc thực hiện bước bã bột này là cần thiết nhằm lấp đầy các tim gỗ cũng như các khuyết tật nhở trên bề mặt.

Chà nhám xử lý bề mặt gỗ
Chà nhám xử lý bề mặt gỗ

Bước 2: Sơn lót lần 1: Đây là lớp sơn không màu, thông thường được pha theo tỷ lệ 2 :1 : 3 (2 lót  với 1 cứng, 3 xăng) đã nêu ở trên. Tỷ lệ này cũng có thể gia , giảm hoặc thêm các chất phụ gia khác nhằm điều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn.

Trong điều kiện thời tiết nóng, việc bốc hơi nhanh sẽ làm cho bề mặt sơn bị nỗi tim hoặc tệ hơn là nỗi bọt khí, sẽ mất nhiều công sức để sữa chữa.

Ở bước này đã lấp gần đầy các tim gỗ. Nếu làm tốt, với các loại tim gỗ nhỏ và đã thực hiện tốt bước bã bột trước đây, thì có thể chỉ cần một bước sơn lót để giảm chi phí, nguyên liệu và nhân công cho cả khâu sơn PU của bạn. Sơn đều tay bằng súng phun chất lượng tốt.

Sơn lót Pu
Sơn lót Pu

Bước 3: Trà nhám và sơn lót lần 2: Sau thời gian sơn lót lần 1 khô từ 20 – 40 phút, Chúng ta tiếp tục xả nhám P320, các thợ sơn cho rằng việc sơn lót lần 2 là không cần thiết. Tuy nhiên để sản phẩm đạt được chất lượng tốt nhất chúng tôi yêu cầu nhân viên sơn lót lần 2 nhằm tăng độ mịn cho bề mặt gỗ giúp sơn màu đẹp hơn, bề mặt căng mịn hơn.

Bước 4: Phun sơn màu: Sơn màu thực hiện 2 lần sơn lót và trà nhám. Việc pha màu do thợ sơn có kinh nghiệm quyết định. Bước sơn màu thường do thợ sơn có tay nghề cao thực hiện.

Công đoạn sơn màu Pu nội thất thông thường được thực hiện 2 lần:

Lần đầu bạn chỉ sơn khoảng 90% mẫu màu yêu cầu sau đó bạn đợi 1 lúc và tiến hành sơn màu lần 2

Lần 2 lên bề mặt gỗ, hoàn thiện 100% mẫu màu yêu cầu. Lần sơn này người thợ sơn sẽ sơn đậm hơn các chỗ còn thiếu màu

Việc sơn màu là bước quan trọng quyết định toàn bộ khâu sơn PU đồ gỗ do đó bạn cần có phòng kín tránh bụi, luồng gió lưu thông đủ.

Bước 5: Phun Pu phủ bóng bề mặt: Sau hi thực hiện công đoạn sơn màu và chờ khô ráo bề mặt sơn, để bề mặt sản phẩm được bóng đẹp và bền màu nhiều xưởng sản xuất nội thất thực hiện thêm công đoạn sơn phủ bóng để bảo vệ bề mặt sơn.

Lớp sơn này có tác dụng làm căng và bóng bề mặt thành phẩm giúp tăng giá trị sản phẩm đồ gỗ. Việc phun bóng tiến hành ở phòng sạch nơi không có bụi bẩn.

Sau khi thực hiện bước này thì cơ bản đã hoàn tất công đoạn sơn PU cho đồ gỗ nội thất.

Bước 6: Đợi sơn khô hoàn toàn, bảo quản và đóng gói: Thời gian chờ khô hoàn toàn thường là 12 đến 24 tiếng cho cả quá trình sơn PU. Khi màng sơn có xu hướng ổn định nhưng chưa khô hoàn toàn, tổng lượng bay hơi của dung môi chiếm khoảng 75 – 90%. Khi màng sơn đã khô hoàn toàn, sự bay hơi cuối cùng chiếm khoảng 10%.

Việc bảo quản và đóng gói khá quan trọng, bạn sơn xong cần có 1 khu vực để sản phẩm chờ khô nhằm tránh bụi bặm và bụi sơn bám vào ảnh hưởng rất lớn đến độ thẩm mỹ của thành phẩm sau này.