Hiển thị 1–20 của 43 kết quả

69,500 
65,500 
52,000 

Chai xịt chống rỉ RP7

Chai Xịt RP7 Chống Rỉ Sét 150G

49,500 

Sơn xịt ATM, Sơn xịt Win

Sơn xịt xe máy atm a002 màu xanh candy

34,500 

Sơn xịt ATM, Sơn xịt Win

Sơn xịt xe máy atm a001 màu đỏ candy

34,500 

Sơn xịt ATM, Sơn xịt Win

Sơn xe máy màu nhũ bạc ATM A100 candy tone

34,500 

Sơn xịt ATM, Sơn xịt Win

Sơn xịt atm a226 màu cam

29,000 

Sơn xịt ATM, Sơn xịt Win

Sơn xịt atm a225 xanh lá mờ

29,000 

Sơn xịt ATM, Sơn xịt Win

Sơn xịt atm a224 xanh da trời

29,000 

Sơn xịt ATM, Sơn xịt Win

Sơn xịt atm a223 xanh ngọc

29,000 

Sơn xịt ATM, Sơn xịt Win

Sơn xịt atm a219 màu kem

34,500 

Sơn xịt ATM, Sơn xịt Win

Sơn xịt atm a222 nâu xẫm

29,000 

Sơn xịt ATM, Sơn xịt Win

Sơn xịt atm a221 xám sáng

29,000 

Sơn xịt ATM, Sơn xịt Win

Sơn xịt atm a220 xám trung bình

29,000 

Sơn xịt ATM, Sơn xịt Win

Sơn xịt atm a218 màu vàng

29,000 

Sơn xịt ATM, Sơn xịt Win

Sơn xịt atm a217 màu xanh táo

29,000 

Sơn xịt ATM, Sơn xịt Win

Sơn xịt atm a216 xanh đen

29,000 

Sơn xịt ATM, Sơn xịt Win

Sơn xịt atm a215 màu xám

29,000 

Sơn xịt ATM, Sơn xịt Win

Sơn xịt atm a214 xanh lá

29,000 

SƠN SẮT MẠ KẼM 1K THÀNH PHẦN – 2K THÀNH PHẦN

Sơn sắt mạ kẽm là 1 loại sơn được ứng dụng riêng cho vật liệu kim loại đã được mạ kẽm (hoặc nhúng kẽm) với mục đích thay thế những màu sắc đơn điệu của mạ kẽm (màu bạc) đồng thời bảo kéo dài tuổi thọ và bảo vệ khỏi quá trình ăn mòn môi trường, nhất là những khu vực mối hàn, mối nối.

    Ưu điểm của sơn kim loại mạ kẽm :

+ Chịu được thời tiết tốt.

+ Đa dạng về màu sắc.

+ Độ bền cao (lên đến 10 năm)

+ Độ phủ rộng từ 10 – 12m2/lít/ lớp

1. Có những loại sơn sắt mạ kẽm nào phổ biến hiện nay.

  • Sơn sắt mạ kẽm 1 thành phần: Là dòng sơn phổ thông được sử dụng nhiều hiện nay với giá thành rẻ, phù hợp nhất với điều kiện trong nhà, không chịu khắt khe về môi trường.
  • Sơn thép mạ kẽm 2 thành phần: là dòng sản phẩm cao cấp thuộc hệ sơn epoxy. Mang lại độ dày màng sơn, độ bền và tuổi thọ cao hơn so với sơn 1 thành phần đồng nghĩa với mức giá cao hơn. Thích hợp sơn sắt mạ kẽm (hoặc thép, các vật liệu tương đương) ở môi trường ngoài trời như thời tiết, muối biển, cát, bụi,…

Bảng màu sơn thép mạ kẽm 2 thành phần đông nam áBảng màu sơn sắt mạ kẽm 2 thành phần Đông Nam Á

2. Sơn sắt mạ kẽm 2K hai thành phần

  • Sơn sắt mạ kẽm 2 thành phần là gì? Sơn sắt mạ kẽm 2 thành phần là loại sơn chuyên dụng dành cho sắt mạ kẽm, inox và các bề mặt kim loại.
  • Sơn 2 thành phần đóng vai trò làm lớp sơn phủ trang trí và bảo vệ. Tạo cho bề mặt kim loại độ bóng và cứng cao hơn so với sơn 1 thành phần.
  • Sơn 2 thành phần có thể bám dính trên sắt mạ kẽm mà không cần phải sơn lót, cũng như không phải sơn chống rỉ hay xử lý hóa chất. Đặc biệt khi dùng sản phẩm sơn lên hộp mạ kẽm bạn không cần phải sơn lót bằng bất kỳ loại sơn nào lên trước hay sơn chống rỉ.
  • Sơn trên kẽm 2K được sản xuất trên cơ sở nhựa Acrylic polyol hoặc nhựa Epoxy với 2 thành phần là chất nền và chất đóng rắn. Loại sơn này có nhiều đặc tính vượt trội hơn so với dòng sơn 1 thành phần như không cần sơn lót, độ bám dính độ bền màu cao, khả năng kháng tia UV và chịu được thời tiết. Màng sơn rắn giúp ngăn chặn sự ăn mòn, chống gỉ. Ngoài tác dụng bảo vệ các kết cấu sắt thép kim loại, đặc biệt với các vật liệu mạ kẽm, sơn 2 thành phần còn có thể dùng cho nhiều bề mặt khác nhau như nhôm, nhựa, ngói, bê tông hay thủy tinh… Sản phẩm sơn kẽm 2 thành phần thường được lựa chọn để sơn các khi vực trong nhà, ngoài trời, hệ thống đường ống, cửa sắt, cầu cống, biển báo….

Sơn kẽm 2K thành phần SeagalSơn kẽm 2K thành phần Seagal

Cấu tạo của sơn mạ kẽm 2 thành phần

  • Thành phần A: Có thể đi từ gốc nhựa Epoxy hay nhựa Acrylic, được phối trộn với bột màu, bột độn, các chất gia cường, chất hoạt động bề mặt, dung môi, phụ gia đặc biệt khác.
  • Thành phần B: là chất đóng rắn, khi pha trộn với thành phần A chúng tạo ra mạng lưới liên kết ngang bền vững.

Tại sao sơn sắt mạ kẽm 2 thành phần lại được ưa chuộng đến vậy?

Mặc dù sơn sắt mạ kẽm 2 thành phần phải pha trộn khi sơn và đòi hỏi kỹ thuật sơn từ các thợ công, nhưng chúng vẫn rất được ưa chuộng trong thi công xây dựng các công trình, trang trí nội – ngoại thất, mỹ nghệ liên quan đến sắt, thép, kim loại mạ kẽm,… Sơn sắt mạ kẽm 2 thành phần được ưu chuộng như vậy là bởi vì sơn giúp tạo sự bảo vệ, tăng độ bóng, tính thẩm mỹ và khả năng chịu lực, chịu thời tiết cho bề mặt. Không những vậy sau khi phủ sơn, bề mặt sẽ có khả năng chống lại bụi, chống rỉ sét, dễ dàng lau chùi vệ sinh hơn.

    Đặc tính của sơn mạ kẽm 2 thành phần

  •     Khả năng chống ăn mòn rất tốt
  •     Chịu mài mòn, chịu tia UV và thời tiết khắc nghiệt
  •     Độ che phủ cao
  •     Thời gian khô rất nhanh và cho bề mặt màng sơn cứng
  •     Khả năng chịu nước, dung môi và hóa chất tốt
  •     Khả năng bám dính rất tốt trên bề mặt sắt thép đã được làm sạch đúng tiêu chuẩn.
  •     Màu sắc phong phú đa dạng.

3. Sơn sắt mạ kẽm 1K một thành phần

  • Sơn mạ kẽm 1K thành phần là gì? Cả hai loại sơn sơn sắt mạ kẽm 1 thành phần và 2 thành phần đều có tác dụng chính là bảo vệ bề mặt kim loại, không chỉ tăng thêm tính thẩm mỹ mà còn tăng độ bền cho kim loại, chống lại sự ăn mòn và các tác nhân từ bên ngoài.
  • Sơn sắt mạ kẽm 1 thành phần là loại sơn chỉ có 1 thành phần giúp người dùng không cần pha trộn thêm bất cứ thành phần khác, chỉ cần mua về và sơn trực tiếp lên bề mặt kim loại ngay.
  • Sơn mạ kẽm 2 thành phần là loại sơn gồm có 2 thành phần, khi sử dụng cần trộn lại với nhau theo tỉ lệ được hướng dẫn.
  • Sơn mạ kẽm 1 thành phần: Là dòng sơn phổ thông được sử dụng nhiều hiện nay với giá thành rẻ, phù hợp nhất với điều kiện trong nhà, không chịu khắt khe về môi trường, ngoài ra dễ sử dụng hơn so với sơn mạ kẽm 2 thành phần.
  • Mục đích sơn trên vật liệu kẽm: Giúp bảo vệ bề mặt vật liệu khi mà các dòng sơn thông thường không thể bám dính được hoặc bám dính nhưng theo thời gian dễ bong tróc tuổi thọ không cao, ngoài ra đôi khi cũng cần trang trí màu sắc để bảo vệ, tạo điểm nhấn cho không gian nhà xưởng thiết bị. Để sơn được trên vật liệu mạ thép kẽm không phải loại sơn nào cũng có thể sơn được. Ví dụ như dòng sơn anlkyd trước đây hoặc ngay cả bây giờ các xưởng cơ khí do tiết kiệm kinh phí vẫn sử dụng để sơn lên các cánh cổng, khung thép để trang trí. Tuy nhiên chỉ sau 1 năm thậm chí là chưa đến 1 năm ở các điều kiện nắng gió, hơi muối ẩm là lớp sơn bị bong tróc ngay.

Sơn kẽm 1K thành phần Đông Nam ÁSơn kẽm 1K thành phần Đông Nam Á

2. Nên dùng sơn mạ kẽm 1 thành phần hay 2 thành phần?

Mỗi loại sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, để biết nên chọn loại sơn mạ kẽm 1 thành phần hay hai thành phần. Chúng ta hãy cùng phân tích ưu – nhược điểm cụ thể của từng loại.

Ưu nhược điểm của Sơn mạ kẽm 1 thành phần:

  • Ưu điểm: Loại sơn mạ kẽm 1 thành phần có giá thành rẻ, dễ thi công, khả năng giàn chảy tốt nên màng sơn đanh cứng. Sơn có độ bền, độ bóng đẹp và chịu ăn mòn khá tốt, chịu được nhiệt độ cao. Trong môi trường kiềm, muối và hóa chất sơn 1 thành phần giúp chống gỉ cao cho kim loại.
  • Nhược điểm: Loại sơn này chỉ sử dụng được cho những công trình không có hơi hóa chất và các dung môi, nên thường được sơn ở những khu vực khô ráo, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng. Những công trình chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì sơn sắt thép 1 thành phần không đáp ứng được.

Sơn Tip Sơn sắt mạ kẽm 1 thành phầnSơn Tip – sơn sắt mạ kẽm 1 thành phần giá rẻ

Ưu nhược điểm của Sơn mạ kẽm 2 thành phần:

  • Ưu điểm: Sơn mạ kẽm 2 thành phần là một hợp chất đặc biệt có khả năng chống thấm nước, chống oxy hóa, chống ăn mòn cho lõi sắt thép và kim loại bên trong rất tốt. Màng sơn giúp kim loại chống lại việc bị ăn mòn, mài mòn và va đập.
  • Sơn có độ bám dính và bền màu cực cao, chống chịu cực tốt với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như gió, mưa, nước biển, ngập mặn…
  • Nhược điểm: Giá thành sơn loại này cao hơn sơn mạ kẽm 1 thành phần, cách sử dụng phức tạp hơn nên thời gian thi công lâu hơn.

Sơn Taiyang 1 thành phần và 2 thành phầnSơn thép mạ kẽm Taiyang 1 thành phần và 2 thành phần chất lượng

Kết luận:

  • Sơn mạ kẽm 1 thành phần có giá thành rẻ, phù hợp sơn ở điều kiện trong nhà, không chịu khắt khe về môi trường.
  • Sơn mạ kẽm 2 thành phần có màng sơn dày hơn, độ bền và tuổi thọ cao hơn so với sơn 1 thành phần, thích hợp sơn sắt mạ kẽm ở môi trường ngoài trời như thời tiết, muối biển, cát, bụi…
  • Do đó tùy theo nhu cầu và điều kiện của mình mà bạn nên cân nhắc lựa chọn sơn mạ kẽm 1 thành phần hay sơn mạ kẽm 2 thành phần phù hợp với công trình của mình.

5. Các bước thực hiện sơn mạ kẽm kim loại.

  • Bước 1: Xử lý bề mặt
  • Bước 2: làm sạch bề mặt
  • Bước 3: Sơn lót mạ kẽm (1 lớp)
  • Bước 4: Sơn phủ mạ kẽm (2 lớp)

Quy trình thi công sơn mạ kẽmQuy trình thi công sơn mạ kẽm

Một số lưu ý trước khi thi công sơn sắt mạ kẽm

  • Người sử dụng khi thi công sơn trên sắt mạ kẽm cần lưu ý một số vấn đề sau:
  • Với bề mặt lớn công trình sắt thép tiêu chuẩn SA 2.0 có thể sử dụng phun bi hoặc phun cát, phun nước áp suất cao để làm sạch trước khi sơn sẽ giúp màng sơn mịn và bám chắc hơn.
  • Những bề mặt công trình sắt thép nhỏ thì nên làm sạch bề mặt bằng các vật liệu phổ thông như giấy nhám hay bàn chải sắt để giúp việc sơn bám chặt và lên màng mịn đồng nhất, không có gợn.
  • Với những vết bẩn cũ khó lau chùi thì bạn có thể sử dụng giẻ lau thấm dung dịch tẩy hoặc xăng để chùi sẽ khiến bề mặt kim loại sạch nhanh hơn. Tiếp đó chờ bề mặt khô là có thể sơn mạ kẽm trực tiếp lên, đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ và chống mài mòn tốt nhất.

6. Những sai lầm thường mắc phải khi sơn trên sắt mạ kẽm

Khi tiến hành sơn trên sắt mạ kẽm thường xảy ra rất nhiều sự cố không mong muốn như bong tróc màng sơn, màng sơn bị phồng rộp, không bám dính… Tất cả các sự cố dù là nhỏ nhất đều ảnh hưởng đến chất lượng của công trình, khiến quá trình thi công không đạt được kết quả như mong muốn. Bài viết dưới đây của nhà phân phối sơn kẽm Habico sẽ giúp các bạn nắm được những sai lầm thường mắc phải khi thi công sơn trên bề mặt sắt mạ kẽm từ đó có biện pháp xử lý và khác phục để tránh được những sai lầm này khi thi công.

Sai lầm khi lựa chọn loại sơn không phù hợp

  • Sai lầm thường mắc phải nhất khi thi công sơn sắt mạ kẽm đó chính là lựa chọn loại sơn không phù hợp. Nhiều người cho rằng các sản phẩm sơn cho sắt đen cũng có thể dùng để sơn cho sắt mạ kẽm. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Vì bề mặt sắt đen và sắt mạ kẽm hoàn toàn khác nhau. Sắt đen thường dùng sơn dầu thông thường trên lớp sơn lót chống gỉ. Tuy nhiên, đối với sắt hộp kẽm, vai trò của lớp lót không phải là chống gỉ, bởi bản thân màng kẽm đã đóng vai trò chống gỉ cho sắt. Lớp sơn lót (nếu có) thì chỉ là bộ phận trung gian đóng vai trò tạo độ bám dính bền chắc hơn cho lớp phủ hoàn thiện.
  • Chính vì vậy, nếu như sử dụng loại sơn dầu thông thường và sơn lót chống gỉ cho sắt mạ kẽm giống với sắt đen thì chỉ sau một thời gian ngắn màng sơn sẽ dễ dàng bị bong tróc do khả năng bám dính của sơn dầu thường kém hơn so với sơn sắt mạ kẽm chuyên dụng.
  • Ngoài ra, một số loại sơn không được pha chế để ứng dụng phủ lên lớp mạ kẽm, các thành phần như Alkyd có thể gây ra phản ứng với kẽm tạo thành sự ăn mòn hay tạo ra các chất ức chế độ bám dính. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra sự bong tróc không mong muốn.
  • Bên cạnh đó việc lựa chọn loại sơn chuyên dụng cho sắt mạ kẽm nhưng lại lựa chọn những nhãn hàng không uy tín, không có thương hiệu trên thị trường cũng sẽ dẫn đến các vấn đề về độ bền của sản phẩm.
  • Khắc phục như thế nào? Cách khắc phục đó chính là lựa chọn đúng loại sơn chuyên dụng của những nhà sản xuất có uy tín trên thị trường hiện nay như Sơn sắt mạ kẽm Đông Nam Á, Sơn Thái Dương, Sơn Tip, Sơn Taiyang, Sơn Seagal. Sản phẩm đã được tin dùng và khẳng định chất lượng bởi các chuyện gia, các thợ sắt lâu năm có kinh nghiệm, những đơn vị thi công chuyên nghiệp trên cả nước.

Sai lầm khi xử lý bề mặt sơn

  • Việc vệ sinh bề mặt trước khi tiến hành sơn đôi khi thường không được chú trọng, trong khi việc vệ sinh lại ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của việc thi công. Nếu bề mặt sắt mạ kẽm không được làm sạch hoặc định hình tốt, lớp sơn có thể bị nứt và bong tróc.
  • Chính vì vậy khâu vệ sinh kỹ càng bề mặt trước khi tiến hành sơn là khâu vô cùng quan trọng và cần được lưu ý xử lý đúng cách. Đối với sắt hộp mạ kẽm mới, nhìn bề ngoại có thể trông sạch sẽ, nhưng thực chất bề mặt chưa thực sự mịn và trơn láng, cần được làm sạch và định hình để tạo ra sự liên kết cơ học tốt cho màng sơn. Điều này giúp sơn có thể được phun đều trên bề mặt kim loại, màng sơn không bị phồng rộp, bong tróc.
  • Đối với sắt mạ kẽm đã bị phong hóa một phần hoặc phong hóa hoàn toàn do quá trình ăn mòn kẽm hoặc nhiễm bẩn hữu cơ, dầu mỡ…, bề mặt cần được làm sạch chất bẩn bằng cách phun quét, sơn lót hoặc dùng kỹ thuật tiền xử lý Arcylic.
  • Có nhiều phương pháp khác nhau để vệ sinh. Có thể dùng phương pháp cơ học hoặc hóa học. Thợ sơn có thể vệ sinh toàn bộ gỉ trên bề mặt bằng súng phun cát, máy mài hoặc các dung dịch tẩy rửa có tính acid chuyên dụng.

Thi công sơn trong điều kiện không đạt tiêu chuẩn

  • Khi thi công cần hết sức lưu ý đến điều kiện thi công trước, trong và sau khi sơn. Không khí ẩm có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng bám dính của lớp màng xịt. Nếu trước, trong và sau khi sơn xuất hiện hơi ẩm thì tỉ lệ thất bại của việc thi công sẽ cao hơn do hơi ẩm bị đọng lại trong bề mặt kẽm nở ra khiến gây ra hiện tượng thoát khí, đây chính là nguyên nhân của tình trạng màng sơn bong rộp.
  • Phải để cho bề mặt cần sơn được khô ráo hoàn toàn thì mới tiến hành thi công sơn. Nếu như mặt vật liệu kim loại mạ kẽm chưa khô mà đã phủ sơn, hơi ẩm có tính axit sẽ tiếp xúc với kẽm tạo thành phản ứng ăn mòn.