Giấy nhám Nhật xanh Sankyo AA 100 120 150 180 240 320 400
Giấy nhám Nhật Sankyo là thương hiệu hàng đầu của Nhật Bản trong lĩnh vực giấy nhám cho ngành gỗ với chất liệu giấy dai, cát cứng và đều, chống bám dính cực tốt và dễ dàng sử dụng.
Loại giấy nhám chuyên dùng cho chà nhám khô với chất liệu giấy cao cấp, độ bền cao và dai giúp việc chà nhám hiệu quả cao.
1. Giấy nhám nhật Sankyo
Giấy nhám nhật xanh SANKYO hay còn gọi là giấy ráp của hãng SANKYO được bán theo tờ:
- Kích thước 230mm x 280mm.
- Dùng trong chà PU, Chà gỗ tong xây dựng nhà cửa
- Chà nhám, đánh bóng các bề mặt như tường, sắt, sắt mạ kẽm, nhôm, gỗ,..
- Độ mịn: 120, 150, 180, 240, 320, 400, 600
- Số càng lớn cát càng nhỏ (mịn), số càng nhỏ cát càng to (thô)
- Đơn vị tính: 1 tờ
Công dụng các hạt của giấy nhám Nhật Sankyo
Giấy nhám Nhật Sankyo được sử dụng để chà phá bề mặt sần sùi thô giúp đạt hiệu quả cao trong công nghiệp gỗ và xây dựng vì giá giấy nhám sankyo vô cùng phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Kích thước các hạt giới hạn ở: 120, 150, 180, 240, 320, 400, 600, 800, 1000… Tùy theo công đoạn xử lý bề mặt gỗ mà người thợ chọn lựa độ cát phù hợp:
Chà thô ( bề mặt sản phẩm mới xử lý bằng nhám thùng, hoặc nhám vòng,… ) thì sẽ sử dụng từ độ cát 180 – 320.
Chà tinh : sử dụng các loại độ hạt từ 400 – 1500, tùy theo yêu cầu về độ tinh xảo và sắc nét của bề mặt gỗ.
2. Độ nhám là gì?
Độ nhám (Hay còn có tên là độ hạt nhám) là thuật ngữ dùng để chỉ độ thô mịn của bề mặt giấy nhám. Ký hiệu độ nhám: #, P, A, AA hay còn gọi là Grit.
Grit nghĩa là tỷ lệ các hạt cát mài mòn (Abrading) trên bề mặt giấy nhám. Giấy nhám thường được xếp loại dựa trên tiêu chí này. Độ grit tỷ lệ thuật với số lượng hạt cát. Tức là độ grit càng cao thì số lượng hạt cát càng dày và độ ma sát càng lớn. Do đó các bạn cần chú ý để lựa chọn giấy nhám cho đúng nhu cầu sử dụng.
Các loại độ nhám
- Độ nhám thô: P40, P60, P80, P100, P120
- Độ nhám trung bình: P150, P180, P220, P240, P320, P400, P500, P600, P800
- Độ nhám mịn: P1000, P1200, P1500, P2000, P2500
- Độ nhám siêu mịn: P3000, P4000, P5000, P6000, P7000, P8000
Công dụng của từng loại độ nhám
- Giấy nhám có độ hạt P40, P60, P80: Phù hợp với việc đánh trên các bề mặt gồ ghề như bề mặt gỗ cứng. Nó không thích hợp để đánh trên bề mặt nhẵn trước khi sơn.
- Giấy nhám độ hạt P100, P120, P150, P180, P220: Được sử dụng phổ biến để chà nhám chà gỗ để chuẩn bị hoàn thiện. Không phù hợp sử dụng cho việc loại bỏ venci hoặc sơn từ gỗ, sử dụng để làm sạch vữa và vết bẩn.
- Giấy nhám độ hạt P400, P500, P600: Được sử dụng để đánh giai đoạn đầu của công đoạn đánh bóng bề mặt nhưng chưa cần quá mịn.
- Giấy nhám độ hạt P800, P1000, P1200: Được dùng để chà nhám vào giai đoạn cuối cùng của việc hoàn thiện, đánh bóng cuối cùng của gỗ.
Một điều đặc biệt là dù sử dụng giấy nhám Nhật Bản cho mục đích gì thì khi trong quá trình sử dụng nó cũng hạn chế được bụi sinh ra. Chưa hết, mỗi lần chà nhám ướt xong có thể phơi khô giấy nhám để tái sử dụng cho những lần sau đó.
3. Đặc điểm của giấy nhám Nhật Bản
Đây là loại giấy nhám không thấm nước được cấu tạo từ các hạt silicon carbide với độ nhám đa dạng từ P40 đến P2000. Sử dụng giấy nhám nước thích hợp cho cả môi trường khô và môi trường nước. Đặc điểm của chúng như sau:
- Hạt nhám: Đây là bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên giấy nhám, nó đảm nhận nhiệm vụ mài mòn, đánh bóng các bề mặt vật liệu như kim loại, hợp kim, inox, nhựa, gỗ,…
- Keo kết dính: Đóng vai trò liên kết các hạt nhám lại cùng nhau và gắn kết những hạt nhám với nền giấy, vải…
- Nền giấy nhám: Thông thường chúng sẽ được làm bằng giấy tổng hợp và là khoảng diện tích để chứa hạt nhám.
Ngoài ra, có một số loại giấy nhám nước Nhật Bản đặc biệt còn dùng nền giấy nhám là cao su để giúp kết dính các hạt nhám được chắc chắn hơn. Nhờ đó mà hiệu quả đánh nhám cao, giúp giấy nhám nước bền hơn trong suốt quá trình sử dụng.
4. Công dụng và cách sử dụng của giấy nhám nước Nhật Bản
Cũng như nhiều loại giấy nhám khác, giấy nhám nước Nhật Bản với sự đa dạng chủng loại từ hạt nhám lớn đến loại thô, trung bình đến cực mịn. Do đó, tùy theo mục đích, nhu cầu và tính chất công việc mà bạn đưa ra lựa chọn nào cho phù hợp, góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như gia tăng hiệu quả công việc.
Không thể phủ nhận giấy nhám nước có thể dùng được trong môi trường nước và khô. Tuy nhiên, muốn phát huy được hiệu quả của sản phẩm này thì tốt nhất bạn nên dùng nó ở trong môi trường nước. Có như vậy mới giúp hạn chế bụi sinh ra, đảm bảo an toàn cho người dùng và cũng thân thiện với môi trường hơn.
Khi sử dụng giấy nhám nước bạn hãy để nó trực tiếp dưới vòi nước và chà. Hoặc bạn có thể nhúng cho miếng giấy nhám ướt rồi vò nhẹ sau đó hãy chà lên trên bề mặt vật dụng đã được làm ướt. Công dụng chính của giấy nhám nước Nhật Bản là đánh bóng, đem lại bề mặt nhẵn mịn và hoàn thiện cho sản phẩm.
Một số công dụng có thể để kể đến của loại giấy nhám này là:
- Đánh bóng kim loại trong ngành xi mạ.
- Đánh bóng và mài mòn các chi tiết cơ khí ở bên trong ngành công nghiệp phụ trợ.
- Sản xuất các linh kiện điện tử, điện lạnh, điện thoại.
- Dùng trong ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy.
- Dùng trong ngành sản xuất, chế tạo đồ gỗ, nội thất.
5. Cách nhận biết về giấy nhám Nhật xanh:
Tại Việt Nam, nhám Sankyo rất được các thợ mộc, nhà sản xuất nội thất gỗ tin dùng. Là lựa chọn hàng đầu trong quá trình sản xuất nội thất gỗ
Khách hàng có thể nhận biết với bề mặt nhám màu trắng, và lưng màu xanh, logo chữ sankyo.
Habico là đơn vị uy tín trên thị trường trong lĩnh vực phân phối phụ kiện ngành gỗ và các sản phẩm giấy nhám Nhật nhập khẩu chất lượng cao.
Giấy nhám tờ, Nhám Nhật
Giấy nhám tờ, Nhám Nhật
Giấy nhám tờ, Nhám Nhật
Giấy nhám tờ, Nhám Nhật
Giấy nhám tờ, Nhám Nhật
Giấy nhám tờ, Nhám Nhật
Giấy nhám tờ, Nhám Nhật