Bản lề giảm chấn là 1 phụ kiện kết hợp hài hòa giữa bản lề bật và bộ phận giảm chấn có tác dụng tạo điều kiện cho đóng mở cánh tủ trở nên dễ dàng, êm nhẹ mà ko bị chấn động. Bản lề giảm chấn góp phần nâng cao tính thẩm mỹ và độ bền cho các sản phẩm tủ bếp, tủ áo…
1. Cấu tạo chi tiết của bản lề giảm chấn
Bản lề giảm chấn có vai trò vô cùng quan trọng và có mặt hầu hết trong các sản phẩm đồ gỗ nội thất cũng như các loại tủ bếp, tủ áo, tủ hồ sơ khác…
Sản phẩm được cấu tạo lên từ các chi tiết cơ khí khác nhau, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về sản phẩm này thông qua cấu tạo và vật liệu của nó.
Các chi tiết của bản lề giảm chấn
Cấu tạo của bản lề bật thường gồm các phần chính: chén bản lề, tay bản lề, ốc điều chỉnh và đế bản lề. Với chén cup 35mm thì độ sâu lỗ khoan chén sẽ là 11.5mm, chén cup 26mm thì độ sâu là 9mm.
Bộ phận giảm chấn là một Pistong hơi được tích hợp cùng với bản lề, có tác dụng giảm chấn động mạnh khi đóng mở cửa tủ bếp.
Chất liệu của bản lề bật
Bản lề giảm chấn được ứng dụng rất nhiều trong ngành nội thất, vì vậy bản lề được các nhà sản xuất từ nhiều loại vật liệu kim loại khác nhau nhằm tối ưu hóa giữa vấn đề kinh tế và kỹ thuật, phù hợp với nhiều nhu cầu của người dùng.
Các loại bản lề tủ giảm chấn thường được làm từ chất liệu inox 304 cao cấp, không gỉ hoặc chất liệu bền bỉ khác như sắt, nhôm, thép,… Do đó, bản lề giảm chấn có khả năng chống ẩm, chống oxy hóa, chống xước hiệu quả. Đồng thời, độ bóng cao, dễ dàng vệ sinh nên đảm bảo tính thẩm mỹ cho tủ.
2. Phân loại bản lề giảm chấn
Có 3 loại bản lề bật giảm chấn phổ biến nhất được phân loại theo kiểu dáng và vị trí lắp đặt gồm: Bản lề thẳng, bản lề cong vừa và bản lề giảm chấn cong nhiều.
Bản lề bật giảm chấn thẳng
Bản lề thẳng là bản lề bật có phần tay bản lề hình dạng thẳng. Loại bản lề này thường được dùng để lắp ráp cánh tủ có thiết kế nhằm giúp cạnh tủ được che đậy hoàn toàn, khoảng cách từ vít chỉnh đến thành cửa tủ cách nhau 15mm. Với đặc điểm cấu tạo trên giúp cánh tủ sẽ được che lấp hoàn hảo trong vách tủ, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Bản lề bật giảm chấn cong vừa (cong ít)
Đây là loại bản lề có cấu tạo phần tay bản lề có hình dạng cong vừa. Mẫu bản lề giảm chấn này khi lắp đặt, với bản lề này cánh tủ chỉ được che đậy nửa độ dày của phần cạnh tủ, khoảng cách từ vít chỉnh đến thành tủ khoảng 23mm.
Bản lề bật giảm chấn cong nhiều
Loại bản lề này có cấu tạo phần tay bản lề có hình dạng cong nhiều. Với sản phẩm này phù hợp với các cánh tủ lắp đặt lọt lòng bên trong cạnh tủ. Loại bản lề này khi thợ lắp đặt cánh tủ vào phần bên trong cạnh tủ sẽ có khoảng cách từ vít chỉnh đến thành tủ khoảng 30mm.
3. Vai trò của bản lề đối với tủ bếp
Bản lề cho tủ bếp là phần vô cùng quan trọng giúp phần nối giữa cánh cửa tủ và khoang tủ, bộ phận này giúp cho người dùng có thể đóng mở cửa tủ một cách dễ dàng.
Các tủ bếp hiện nay đa phần sử dụng BẢN LỀ GIẢM CHẤN trong quá trình thiết kế và thi công. Việc lựa chọn bản lề bật giảm chấn giúp cho:
Nâng cao độ bền của tủ bếp: tủ bếp là thiết bị mà chúng ta thường đóng mở thường xuyên hàng ngày, nên cánh cửa tủ luôn được lắp đặt bằng BẢN LỀ GIẢM CHẤN. Việc này giúp tình trạng bung bật được hạn chế, nâng cao tuổi thọ của tủ bếp.
Hoạt động nhẹ nhàng êm ái: Thiết bị này có ưu điểm không tạo ra tiếng động khi sử dụng. Vì vậy, sinh hoạt của gia đình không bị ảnh hưởng.
Nâng cao tính thẩm mỹ và tiện nghi: Với thiết kế hiện đại, bản lề tủ bếp sử dụng các vật liệu có tính năng chống oxy hóa, chống gỉ. Do đó, không gian phòng bếp được nổi bật hơn.
>> Xem Thêm: